Mua bảo hành cho xe cũ, bạn cần làm gì? (Kỳ 1)

Hãy cân nhắc những yếu tố dưới đây khi bạn muốn bảo hành cho xe hơi cũ, và bạn sẽ có được lựa chọn phù hợp nhất cho nhu cầu cũng như ngân quỹ của mình.

Mua bảo hành cho xe cũ, bạn cần làm gì? (Kỳ 1)

1. Có nên mua gói bảo hành cho xe cũ?

Câu hỏi đầu tiên đặt ra là bạn có thật sự cần mua bảo hành xe hơi đã qua sử dụng không. Thực tế, đã có rất nhiều người đưa ra quyết định mua trước khi kịp tìm hiểu kĩ về chúng.

Bảo hành, nói theo cách đơn giản chính là một cách đánh cược, một canh bạc. Bạn đang đặt cược rằng chiếc xe sẽ bị hỏng hóc trong năm tới và chi phí của việc sửa chữa sẽ nhiều hơn số tiền mà bạn phải trả cho công ty cung cấp gói bảo hành xe. Nếu chiếc xe có hỏng hóc gì thì bạn đã "thắng" - nhưng nếu không thì bạn đã bỏ ra số tiền một cách vô nghĩa.

Trung bình mỗi năm, cứ 3 chiếc xe hơi có tuổi thọ từ 4-9 năm thì sẽ có 1 xe hỏng và số tiền sửa chữa trung bình sẽ hết khoảng 10 triệu đồng. Vậy nên, theo tính toán từ các chuyên gia về bảo hiểm xe xe hơi, có khoảng 67,7% khả năng chiếc xe của bạn sẽ không hỏng trong khoảng thời gian còn bảo hành.

Nếu bạn may mắn sắm được một chiếc xe hơi khá mới, được bảo dưỡng tốt và sẵn sàng bỏ khoảng 20 triệu đồng để sửa chữa ở garage gần nhà trong trường hợp khẩn cấp thì không nên mua bảo hành. Sau 12 tháng, nếu xe không hỏng hóc gì, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản không nhỏ. Tuy nhiên, trong trường hợp xe hỏng, hãy rút một phần tiền tiết kiệm để sửa chữa xe. Điều này có thể được gọi là cơ chế “tự bảo hành”.

Trái lại, nếu bạn có ngân sách khá eo hẹp, lái một chiếc xe hơi thường xuyên hỏng hóc và không chi trả nổi 20 triệu đồng cho những trường hợp khẩn cấp thì việc ký kết một hợp đồng mua gói bảo hành cho xe rất đáng để xem xét. Mua bảo hành cũng rất hữu ích cho những ai lo xa và muốn đảm bảo rằng có người chi trả cho phí sửa chữa chiếc xe hơi của mình.

Giả sử bạn đã quyết định sẽ mua bảo hành cho chiếc xe hơi cũ, vậy điều tiếp theo cần cân nhắc là gì đây?

2. Mua bảo hành cho bộ phận nào của xe?

Tận dụng những kiến thức đã tìm hiểu được về dòng xe đang sử dụng, bạn sẽ nắm rõ được những bộ phận nào thường xuyên bị hỏng. Điều này sẽ giúp chọn ra gói bảo hành cũng như mức bảo hành thích hợp cho xe hơi cũ của bạn. Thông thường bảo hành càng nhiều bộ phận của xe thì mức phí sẽ càng cao.

3. Nắm chắc những loại trừ và mức miễn thường của nhà cung cấp

Nếu sở hữu một chiếc xe cũ, có lịch sử hỏng hóc nhiều thì rất khó (hoặc đắt) để có thể được bảo hành ở một mức giá hợp lý. Vì ký hợp đồng bảo hành, nhà cung cấp dịch vụ cũng đang cùng đánh bạc với bạn và họ chẳng thích thú gì nếu phải nhận một chiếc xe mà số tiền bỏ ra sửa chữa còn lớn hơn số tiền phí bảo hành mang lại.

Danh sách các cấp độ bảo hành cũng như các bộ phận không được bảo hành ở mỗi công ty thường khác nhau. Vì thế, những điều chủ yếu bạn cần tìm hiểu là:

- Các bộ phận nào không được bảo hành do hao mòn?

- Có giới hạn nào về số km mà bạn có thể lái không?

- Chiếc xe có được hưởng bảo hành ngay lập tức không?

Rất ít công ty đồng ý bảo hành cho các thiệt hại về thân xe, bong tróc sơn, kính và đèn, hay thậm chí rò rỉ dầu.

Hãy chắc rằng bạn tham khảo kỹ những mức miễn bồi thường. Nếu ký một hợp đồng giá rẻ nhưng có mức miễn bồi thường lớn (các phần bồi thường thiệt hại mà bạn phải trả thêm phí bảo hành) thì hẳn không phải là lựa chọn thông minh. Hãy suy nghĩ về các rủi ro bất lợi phải đối mặt. Nếu muốn tuyệt đối yên tâm, hãy lựa chọn chi trả nhiều hơn một chút để có được mức miễn bồi thường ít hơn. Ví dụ, nếu mức miễn bồi thường là 10 triệu đồng thì hẳn bạn sẽ chằng được hưởng chút lợi nào từ việc bảo hành xe, vì gần như chẳng có mức phí sửa chữa nào thấp hơn 10 triệu đồng cả.
Previous
Next Post »
Biểu mẫu liên hệ