Sau khi đã đưa ra các quyết định về mua gói bảo hành xe cũ cũng như cân nhắc được các mức loại thưởng/miễn trừ của nhà cung cấp, dưới đây sẽ là các bước tiếp theo mà bạn nên làm.
4. Xác minh rõ bên chịu trách nhiệm chăm sóc/sửa chữa khi mua bảo hành xe xe hơi đã qua sử dụng
Các dịch vụ chăm sóc xe (điều mà hầu hết các công ty nhấn mạnh rằng sẽ được thực hiện theo đúng định kỳ để giữ bảo hành có hiệu lực) ở những ga-ra sửa xe có tên tuổi hay gần nhà bạn thường sẽ thuận tiện và rẻ hơn hẳn so với đại lý bảo hành lớn - nhưng hãy chắc rằng công ty bảo hiểm sẵn sàng chi trả cho những ga-ra này.
Mặc khác, việc nắm được ai là người sửa chữa xe của mình cũng rất quan trọng. Nhắc lại một lần nữa là những xưởng sửa chữa đáng tin cậy gần nhà tiện lợi hơn hẳn những xưởng sửa chữa có danh tiếng nhưng cách nhà bạn những mấy chục km.
Ngoài ra, cũng đừng quên xác minh xem ai sẽ chi trả chi phí sửa chữa: chủ xe sẽ trả trước rồi nhận lại tiền từ công ty bảo hành, hay công ty sẽ trực tiếp thanh toán cho hãng sửa chữa.
5. Kiểm tra các dịch vụ bổ sung
Một vài công ty bảo hành cung cấp các dịch vụ bổ sung như bảo hành từng phần, bảo hành cho bánh xe, bảo hành toàn châu Âu hay thậm chí cung cấp các gói bảo hành cho xe thuê. Hãy lựa chọn những dịch vụ phù hợp và đừng phí tiền vào những dịch vụ mà bạn chẳng bao giờ dùng.
6. Lựa chọn thông minh
Chúng ta thường mua bảo hành từ các đại lý nhượng quyền hoặc từ bên thứ ba, các nhà cung cấp độc lập. Internet là nơi lý tưởng để tìm kiếm thông tin, nhưng việc tìm công ty bảo hành không dễ dàng như khi tìm mua bảo hành cho xe. Vì thế, hãy chắc rằng bạn đủ thông minh để không ký hợp đồng với những công ty không uy tín.
7. Hãy mặc cả
Việc mặc cả ngày càng trở nên phổ biến và đừng có ngại ngùng gì ở khâu này cả. Cách tốt nhất là tham khảo giá của một vài công ty trên internet và sau đó gọi cho họ và mặc cả giá. Nếu mặc cả thành công, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá.
8. Những điều cần lưu ý khác
Có một vài điều khác mà bạn cần lưu ý để tránh bị "hớ":
- Tăng giá xe: Để chỉ những trường hợp chiếc xe có giá trị cao hơn sau khi sửa chữa. Ví dụ như khi động cơ của bạn bị hỏng và sau khi được thay mới, các công ty bảo hiểm có thể lập luận rằng xe của bạn đáng giá hơn trước. Do đó, họ sẽ yêu cầu bạn đóng một phần hóa đơn.
- Giảm giá xe liên tục: Đây là khi sự hỏng hóc của một bộ phận khiến giá trị của những phần khác bị hạ thấp.
- Khấu hao: Có thể một vài bộ phận đã bị hao mòn và vài công ty sẽ không đồng ý bảo hành những bộ phận này. Đây có thể sẽ là điểm cần thảo luận kỹ. Trong hợp đồng tốt nhất là nên nêu rõ bộ phận nào được bảo hành và bộ phận nào thì không.
ConversionConversion EmoticonEmoticon